ÁP LỰC CHO CÁC CHỦ QUÁN KHI GIÁ CÀ PHÊ TĂNG CAO

Trong hơn một tháng nay, giá cà phê tăng cao kỷ lục gây rất nhiều áp lực cho những nhà rang xay khi nguyên liệu chiếm đến 30 - 40% cơ cấu giá thành của sản phẩm. Thời điểm ký hợp đồng vụ mới sắp đến, với mức giá như trên, dự báo giá phân phối lại cho các đại lý phân phối, chủ quán  trong thời gian tới sẽ rất cao.

1. Thực trạng giá cà phê tăng cao chạm mốc lịch sử.

Biểu đồ Robusta London T7 tuần 24 (từ 12/06 – 17/06/2023)

Biểu đồ Robusta London T7 tuần 24 (từ 12/06 – 17/06/2023)

  Trên sàn giao lịch ICE Europe - London, giá cà phê Robusta tăng dựng đứng và thiết lập mức cao 15 năm khi chạm vào mốc 2.804 USD/tấn ngày 16/06/23, giá cà phê nhân Robusta xô tại Tây Nguyên được giao dịch ở mức giá trên 67.000VNĐ/kg. Trong khi đó, trên sàn ICE US - New York cùng xu hướng tăng, kỳ hạn giao tháng 7 tăng lên mức 1867,0 cent/lb.

  Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê đã tăng vọt khoảng 50%. Đây là mức tăng rất lớn, vượt khỏi mọi dự đoán của các chuyên gia.

  Hiện tại, cà phê trong dân đã bán hết tại các thời điểm giá 48 - 50.000đ/kg, tại các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nguồn hàng cũng không còn. Nếu có, chỉ đủ để cung cấp cho các hợp đồng đã ký trước đó.

  Các chủ quán cà phê nhập hàng từ các nhà rang xay nhỏ lẻ sẽ phải gặp rủi ro rất lớn. Các nhà rang xay nhỏ, tài chính không đủ để dự trữ nguồn hàng ổn định, họ thường phải mua hàng trôi nổi trên thị trường dẫn đến thiếu ổn định giá và cam kết chất lượng.

Giá cà phê tăng cao gây ảnh hưởng đến các quán kinh doanh cà phê

Giá cà phê tăng cao gây ảnh hưởng đến các quán kinh doanh cà phê

2. Nguyên nhân đẩy giá cà phê tăng cao "chóng mặt".

   Lý giải nguyên nhân dẫn đến giá cà phê liên tục tăng cao, các chuyên gia đưa ra một số nhận định như sau:

- Thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng: Tại các thị trường tiêu thụ cà phê chính trên thế giới như châu Âu, châu Mỹ, giá cà phê Arabica tăng cao đến 40% cộng do áp lực lạm phát, suy thoái kinh tế, việc thường xuyên sử dụng cà phê Arabica đã trở nên quá đắt đỏ. Chính vì vậy người tiêu dùng tìm phương án phối trộn cà phê Robusta có giá rẻ hơn, làm tăng nhu cầu giá cà phê Robusta.

- Nguồn cung cà phê thiếu hụt: tại thị trường xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới là Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 - 2023 được dự báo giảm khoảng 15% do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino gây hạn hán nghiêm trọng và thiết nước trên diện rộng ở các tỉnh Tây Nguyên. Một nguyên nhân khác là trong 10 năm qua, giá cà phê liên tục ở mức thấp nên nông dân đã chuyển dịch cây trồng chuyển sang trồng các cây như sầu riêng, bơ, chanh dây,... có giá trị kinh tế cao hơn.

Người dân phá bỏ cây cà phê để trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn
Nông dân phá bỏ cây cà phê để trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn

- Yếu tố lạm phát: các yếu tố lạm phát làm tăng giá vật tư nông nghiệp, giá phân bón thời gian qua tăng gấp 2 - 3 lần... Việc tăng các yếu tố đầu vào dẫn đến tăng giá đầu ra.

- Yếu tố nguồn cung thế giới không chắc chắn: tại một số vùng trồng cà phê lớn trên thế giới như Brazil, Indonesia,... sản lượng cà phê được dự báo sẽ giảm trong vụ tới. Theo Viện Địa Lý Và Thống Kê Brazil, sản lượng cà phê Robusta của nước này năm 2023 sẽ sụt giảm khoảng 9% so với năm ngoái. Còn Indonesia, cũng được dự báo sản lượng sẽ về mức thấp nhất trong 10 năm qua.

- Các yếu tố khác: Các biến động tỷ giá đồng USD tăng cao so với các đồng tiền khác như bảng Anh, Yên Nhật, VNĐ, các hoạt động đầu tư của giới đầu cơ, dự báo giảm hàng tồn kho ICE - London liên tục tăng cao hàng tuần,... cũng là những yếu tố làm giá cà phê thiếu ổn định tăng mạnh.

Dự báo sản lượng cà phê trong vụ tới sẽ giảm

Dự báo sản lượng cà phê trong vụ tới sẽ giảm

3. Giá cà phê tăng cao gây áp lực cho các chủ quán cà phê.

  Theo dõi thị trường trong những tháng vừa qua, đặc biệt là ở các nhà rang xay, các quán cà phê và các chuỗi quán cà phê nhỏ, giá cà phê đã điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, nhà rang Voido Coffee Roaster cũng như một số chuỗi cà phê lớn giá vẫn chưa thay đổi

  Năm 2023 là năm khó khăn cho các quán cà phê, nhà rang xay nói riêng và ngành F&B nói chung, ảnh hưởng nặng nề của hậu đại dịch, suy giảm kinh tế dẫn đến sức tiêu dùng giảm sút nghiệm trọng. Nhiều cửa hàng cà phê buộc phải đóng cửa khi thu không đủ cho các chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, mua nguyên vật liệu liên tục tăng cao.

Voido Coffee Roaster và các đối tác của mình không nằm ngoài những tác động tiêu cực trên, vẫn đang cố gắng duy trì hoạt động, thắt chặt chi tiêu, tối ưu hóa chi phí nhằm tăng tính cạnh tranh, hỗ trợ khách hàng của mình. Tuy nhiên, việc giá cà phê cao như hiện nay sẽ tạo thêm rất nhiều khó khăn và áp lực.

  Theo dự báo, giá sẽ tiếp tục tăng cao, có khả năng đạt mức 70.000đ/kg cà phê nhân Robusta xô trong thời gian tới. Mức giá cao được hỗ trợ bởi các yếu tố tiêu cực trong và ngoài nước như là: Chiến tranh, hạn hán, kinh tế khó khăn,...

Voido Coffee vẫn đang cố gắng tối ưu hóa chi phí nhằm tăng tính cạnh tranh, hỗ trợ khách hàng của mình

Voido Coffee vẫn đang cố gắng tối ưu hóa chi phí nhằm tăng tính cạnh tranh, hỗ trợ khách hàng của mình

  Nhà rang Voido Coffee Roaster sẽ bắt đầu chốt các hợp đồng mua vào cho năm 2023 - 2024 trong quý 3 và 4 năm nay. Giá nguyên liệu cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào rất cao, áp lực cân đối giá rất lớn,... Giá phân phối cho các đại lý, các chủ quán cà phê, chuỗi quán cà phê, đối tác F&B,... dự báo sẽ tăng trong năm tới khi mà giá cà phê tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nguồn tham khảo:

. https://giacaphe.com/

. http://www.vicofa.org.vn/

Chia sẻ:
Bạn đang xem: ÁP LỰC CHO CÁC CHỦ QUÁN KHI GIÁ CÀ PHÊ TĂNG CAO
Bài trước Bài sau

Sản phẩm bạn đã xem