Kinh nghiệm mở quán cà phê vỉa hè thành công

Tại thị trường có truyền thống về văn hóa ẩm thực đường phố như Việt Nam, quán cà phê vỉa hè có mặt ở hầu hết mọi nơi và luôn chứng minh sức sống bất chấp các khó khăn, cùng các mô hình quán riêng lẽ khác đang chiếm đến 95% thị trường ngành F&B nội địa năm 2022 (theo IPOS.VN). Cùng Voido.coffee tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh mô hình này qua bài viết sau.

Những thuận lợi khó khăn của mô hình quán cà phê vỉa hè

Kinh doanh quán cà phê vỉa hè có những thuận lợi và khó khăn riêng

Kinh doanh quán cà phê vỉa hè có những thuận lợi và khó khăn riêng

1. Thuận lợi:

- Vốn đầu tư thấp: mô hình này không yêu cầu cao về không gian, tiện ích,... nên chi phí đầu tư cho trang trí, nội thất,  tiền thuê mặt bằng... ít hơn rất nhiều so với các mô hình khác. Nhiều bạn còn không phải trả tiền thuê mặt bằng.

- Khả năng thu hồi vốn nhanh: do mức đầu tư thấp nên khả năng hoàn vốn sẽ dễ dàng và nhanh hơn. Nếu kinh doanh thuận lợi chúng ta có thể thu hồi vốn sau vài tháng.

- Dễ dàng quản lý, vận hành: mô hình này không đòi hỏi bạn phải thật giỏi về kinh nghiệm kinh doanh, thuần thục kỹ năng quản lý,... rất phù hợp cho những người bắt đầu khởi nghiệp.

- Đối tượng khách hàng đa dạng, tương đối dễ tính: đối tượng khách hàng rất đa dạng về ngành nghề, tuổi tác, giới tính và thường họ không quá "câu nệ" cũng như dễ dàng bỏ qua những sai sót (nếu có).

2. Khó khăn:

- Quyền sử dụng vỉa hè: Đặc biệt là tại các thành phố, trung tâm sẽ có những quy định về việc sử dụng vỉa hè, bạn phải biết nếu không sẽ gặp rắc rối với đội trật tự, quản lý đô thị. Hơn nữa vỉa hè là không gian chung nên sẽ dễ dẫn đến "tranh chấp" với các quán khác ở cùng địa điểm.

- Phụ thuộc vào thời tiết: Mô hình này thường được thiết kế để tận dụng không gian trống ngoài trời, ít được che chắn cẩn thận nên những lúc mưa gió sẽ rất khó khăn và thậm chí không kinh doanh được.

- Cạnh tranh: Điểm khó khăn này xuất phát từ chính thuận lợi của mô hình khi chi phí đầu tư thấp, dễ dàng đầu tư nên những quán như vậy mọc lên khắp mọi nơi. Do vậy, bạn phải xác định cạnh tranh rất lớn.

Kinh nghiệm mở quán cà phê vỉa hè thành công

1. Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Cần xác định đúng đối tượng khách hàng của mô hình quán cà phê vỉa hè

Cần xác định đúng đối tượng khách hàng của mô hình quán cà phê vỉa hè

Đối tượng khách hàng tức là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà mô hình cà phê của bạn sẽ phục vụ. Mỗi nhóm sẽ có những thói quen, nhu cầu, mức chi trả khác nhau đối với sản phẩm dịch vụ của bạn.

Nhiều người chủ quan khi kinh doanh mà không biết khách hàng của mình là ai, hoặc lầm tưởng tất cả là khách của mình. Không xác định được đối tượng khách hàng, bạn sẽ không thể mang lại trải nghiệm tốt nhất đến khách hàng của mình, bạn sẽ luôn gặp những than phiền về chất lượng đồ uống, về giá,... và luôn luôn ở tâm thế lo lắng mệt mỏi không biết phải làm gì để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Khách hàng của mô hình quán cà phê vỉa hè là nhóm đối tượng đa dạng về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, có thể kể đến các nhóm đối tượng khách hàng chính như sau:

- Đối tượng sinh viên: họ thường đi theo nhóm, tần suất cao vào buổi chiều tối. Thức uống ưa chuộng là các loại trà sữa, cà phê sữa đá và có xu hướng trở thành khách hàng của một quán nhất định. Đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng, khả năng chi tiêu của họ ngày càng tăng.

- Đối tượng dân văn phòng, công sở: họ bắt đầu quan tâm đến yếu tố sức khỏe, có thu nhập ổn định, khả năng chi trả của họ tốt và ổn định hơn đối tượng sinh viên. Họ thường có thói quen sử dụng cà phê đen vào buổi sáng và các loại trà trái cây, nước ép vào buổi trưa chiều.

- Đối tượng khách bình dân: dân lao động phổ thông, khu dân cư, công nhân, shipper,.. Họ thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng gần nơi sinh sống và làm việc. Đối tượng này tiêu thụ các loại nước giải khát cũng rất lớn.

- Nơi tụ tập đông người qua lại: ở những vị trí tập trung đông người như quảng trường, khu phố đi bộ,...đối tượng khách hàng là tất cả các đối tượng trên: Có thể là học sinh, sinh viên, công chức, gia đình, khách du lịch,... và dĩ nhiên nhu cầu của họ rất đa dạng. Chúng ta có thể thiết kế các món nước kèm thêm cả món ăn nhẹ cơ bản để đáp ứng được tất cả và khai thác hiệu quả vị trí của mình.

2. Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt

Lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt

Để bắt đầu kinh doanh, bạn phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, xác định mức đầu tư, quy mô, làm bài toán thu chi, lời lãi,...Việc lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt, với mô hình quán cà phê vỉa hè, chúng ta cần tập trung và chuẩn bị:

- Xác định mức đầu tư, quy mô: Tiềm lực tài chính, năng lực của bản thân, những thuận lợi, khó khăn hiện tại.

- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể: khách hàng của mình có đặc điểm, thói quen hành vi, nhu cầu chung nào chúng ta có thể cung cấp.

- Sản phẩm cụ thể: sản phẩm phù hợp đối tượng khách hàng là gì? Bạn có công thức hay nguyên liệu độc quyền nào để tạo nên sự khác biệt?

- Mua sắm trang thiết bị, chọn nhà cung cấp uy tín ra sao, ở đâu. Tiêu chí chọn nhà cung cấp, chọn đối tác để hợp tác.

- Đối thủ cạnh tranh tại khu vực bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp (kinh doanh cùng ngành nghề, cùng đối tượng khách hàng); đối tượng kinh doanh gián tiếp (kinh doanh các loại đồ ăn, đồ uống khác như trà sữa, trà chanh,...). Họ có điểm mạnh/ điểm yếu nào. Bạn sẽ cạnh tranh với các đối thủ như thế nào?

- Cách quảng bá, tiếp thị: Cách truyền thông quảng bá cho quán cà phê của bạn là gì? Các chương trình khuyến mãi cần thực hiện để thu hút khách hàng mục tiêu.

- Nhân sự: Chúng ta cần bao nhiêu nhân sự, tuyển dụng, đào tạo thế nào?...

3. Chọn địa điểm mở quán cà phê vỉa hè

Địa điểm kinh doanh quán cà phê vỉa hè nên thuận lợi cho khách hàng ghé quán

Địa điểm kinh doanh quán cà phê vỉa hè nên thuận lợi cho khách hàng ghé quán

Địa điểm là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định thành công của mô hình kinh doanh. Một địa điểm được đánh giá là tốt được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như sau:

- Địa điểm nơi tập trung đông người, mật độ dân cư cao,... tăng khả năng tiếp cận khách hàng. 

- Địa điểm thuận lợi giao thông, dễ tiếp cận, có chỗ đậu đỗ xe, ... tạo thuận tiện cho khách hàng ghé quán.

- Địa điểm có tầm nhìn tốt, dễ quan sát, view đẹp.

- Địa điểm thuận lợi hài hòa các yếu tố tự nhiên như hướng nắng, khu vực ôn hòa,...

- Ngoài ra địa điểm đó phải thông thoáng sạch sẽ, rộng rãi... tránh đặt ở những nơi gần bãi rác, các công trình xây dựng, đường xá xây dựng, đường một chiều,...

4. Đăng ký kinh doanh

Chúng ta cần đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là trách nhiệm cũng như cam kết của chúng ta với khách hàng của mình, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

5. Thiết kế và trang trí quán cà phê vỉa hè

Cách bố trí, trang trí quán sẽ giúp khách hàng dễ nhận biết và nhớ bạn!

Mặc dù mô hình kinh doanh cà phê này không chú trọng vào không gian thiết kế, nội thất nhưng bạn cũng nên chú trọng đầu tư một chút nhằm tạo nên những điểm nhấn khác biệt thể hiện cá tính thương hiệu của bạn giúp khách hàng dễ nhận biết và nhớ bạn. 

Tùy thuộc vào địa điểm và đối tượng khách hàng mục tiêu để chọn cách trang trí phù hợp: nội thất, bàn ghế, quầy kệ cần được bố trí hợp lý nhằm tạo không gian gần gũi, sạch sẽ và thoải mái cho khách hàng.

Khách hàng thường có xu hướng thích ngồi ở không gian ngoài, ngay trên vỉa hè để dễ quan sát người đi qua lại, cho nên bạn chỉ cần bố trí ít bàn ghế linh hoạt, giăng đèn trang trí là được.

6. Xây dựng menu và giá quán cà phê vỉa hè

Menu món cũng là nhân tố thành công quan trọng. Chủ quán cần dành thời gian học hỏi, nghiên cứu tìm kiếm những món đồ uống, công thức, nguyên liệu đặc biệt để đưa vào menu. Không nên đưa vào menu quá nhiều món, bạn chỉ nên giới hạn các món của mình trong khoảng mười mấy món trở lại và đừng quên cập nhật xu hướng các món mới.

Bạn cũng nên chú trọng kiểu dáng menu ấn tượng, cách trình bày menu khoa học tránh rối mắt.

Giá là yếu tố quyết định khách hàng đến và quay lại quán cà phê vỉa hè. Khách hàng tới đây, họ không quan tâm quá nhiều đến không gian, thiết kế, chính vì vậy giá của quán phải được thiết lập phải chăng. Bạn không thể để giá quá cao, nhưng nếu giá quá thấp sẽ khiến khách hàng hoài nghi về chất lượng nguyên liệu đầu vào của bạn. Bạn nên khảo sát xung quanh và đề ra mức giá hợp lý.

Giá bán thức uống cần được cân nhắc hợp lí

7. Chuẩn bị nhân sự cho quán

Nhân sự vận hành ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng và hình ảnh thương hiệu. Do đó, ngay từ ban đầu bạn cần xác định rõ những tiêu chí tuyển dụng và đào tạo chi tiết.

Nếu quy mô quán cà phê của bạn vừa phải, bạn có thể tự thực hiện hết tất cả công việc. Nếu khách đông hơn, hay quán của bạn bán đa dạng trên các kênh khác thì cần bổ sung nhân sự hỗ trợ, có thể là người thân hoặc thuê thêm.

Các tiêu chí bạn cần quan tâm ở nhân sự đó là kiến thức, kỹ năng pha chế, giao tiếp,... và đặc biệt là thái độ làm việc.

 

Lời kết: Trên đây là những kinh nghiệm thành công được chúng tôi tham khảo từ nhiều đối tác và quá trình vận hành kinh doanh của mình. Nếu bạn còn băn khoăn, xin hãy liên hệ trực tiếp Voido.coffee, chúng tôi không chỉ tư vấn, chúng tôi cam kết đồng hành giúp khởi nghiệp kinh doanh quán cà phê vỉa hè thành công!

 

*Nguồn tham khảo: https://ipos.vn/

Chia sẻ:
Bạn đang xem: Kinh nghiệm mở quán cà phê vỉa hè thành công
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn đã xem