Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán, đâu là lựa chọn sáng suốt?

Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán luôn là trăn trở của nhiều người chúng ta khi tìm kiếm cho mình một mô hình khinh doanh hiệu quả. Cùng Voido.coffee tìm hiểu hai hình thức này qua bài viết sau. Đánh giá so sánh những ưu nhược điểm của 2 mô hình giúp bạn có góc nhìn toàn diện để quyết định phù hợp.

  1. Khái niệm kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền hay nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh trong đó một cá nhân hay một doanh nghiệp được phép sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm/ dịch vụ của người/ tổ chức khác phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Kèm với đó là một ràng buộc về tài chính, hoặc có thể là một khoản chi phí, cũng có thể là phân chia doanh thu, lợi nhuận cửa hàng theo phần trăm.
Hoạt động kinh doanh nhượng quyền có 03 đặc điểm cơ bản:
- Bên nhận quyền phải tổ chức hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng sản phẩm theo yêu cầu, quy định của bên nhượng quyền thương hiệu, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền thương hiệu.
- Bên nhận chịu sự kiểm tra, giám sát và được nhận sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền thương mại đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
- Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định tại hợp đồng Nhượng quyền thương hiệu) cho bên nhượng quyền thương hiệu

  2. Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán. Bạn thuộc típ người nào?
Theo các số liệu đánh giá kinh doanh nhượng quyền một thương hiệu đã thành công “an toàn” hơn tự xây dựng. Yếu tố “rủi ro” đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền. Những bạn có khả năng kinh doanh thực thụ sẽ không đánh giá cao yếu tố này vì họ là những người dám chấp nhận rủi ro, biến những ý tưởng, những sáng tạo của mình thành hiện thực để bù lại khi mô hình thành công, họ sẽ là người hưởng trọn.
Trong trường hợp mua nhượng quyền, do được hưởng sự “an toàn” mà thương hiệu đã nổi tiếng sẵn mang đến, người mua nhượng quyền phải đóng phí và chia sẻ một phần lợi nhuận cho chủ thương hiệu theo định kỳ hàng tháng hay hàng năm (phí Royalty). Ngoài ra, họ còn phải tuân thủ những quy định chung của hệ thống nhượng quyền. 
Do đó, mua nhượng quyền hay tự xây dựng mô hình kinh doanh độc lập cho riêng mình trước hết là một quyết định tùy thuộc vào cá tính, khả năng và quan trọng nhất là thái độ của cá nhân đó đối với rủi ro, đối với nhu cầu sáng tạo.
Nếu không phải là típ người thích hợp mua nhượng quyền thì sẽ không bao giờ hài lòng và hợp tác tốt với chủ thương hiệu hay người bán nhượng quyền. Còn chủ thương hiệu thì sẽ không bao giờ chấp nhận duy trì hợp đồng nhượng quyền cho các đối tác luôn “sáng tạo” và không tuân theo những tiêu chuẩn chung của hệ thống chuỗi cửa hàng. Vì như đã đề cập, tính đồng bộ có quyết định quan trọng trong sự thành bại của cả hệ thống nhượng quyền.

  3. Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán, yếu tố “trách nhiệm ban đầu”
Cho dù là một ki-ốt nhỏ hay một cửa hàng lớn, người chủ đều có khả năng phải đón nhận thất bại nếu ngay từ đầu không xác định rõ được trách nhiệm của mình.
Mua lại một thương hiệu, có nghĩa là bạn sẽ được chuyển giao hết tất cả tinh hoa từ bí quyết kinh doanh, bộ nhận diện thương hiệu, tên tuổi thương hiệu,…bạn hoàn toàn có thể kinh doanh thành công dựa trên thành công được kiểm chứng trước đó của thương hiệu nhượng quyền. Trách nhiệm của bạn đã trở nên đơn giản rất nhiều.
Ngược lại, việc tự mở cửa hàng nghĩa là bạn phải xử lý khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là “bước đi” được nhiều người lựa chọn. Lý do bởi, chủ quán thường e ngại các vấn đề liên quan đến thủ tục rườm rà và những bó buộc trách nhiệm sau này.

Chọn kinh doanh nhượng quyền, chủ cửa hàng sẽ chịu ít trách nhiệm ban đầu hơn

 Chọn kinh doanh nhượng quyền, chủ cửa hàng sẽ chịu ít trách nhiệm ban đầu hơn


  4. Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán – yếu tố “Quyền sáng tạo trong kinh doanh”
Việc tự mở quán sẽ giúp bạn tự do hơn trong phát triển ý tưởng thương hiệu cho riêng mình. Bạn được toàn quyền quyết định tên thương hiệu, màu sắc, concept, sản phẩm, được linh hoạt điều chỉnh trong quá trình kinh doanh,… Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa, sở hữu một cửa hàng riêng lại là ý tưởng sáng suốt hơn nhượng quyền thương hiệu.

Thương hiệu riêng giúp chủ quán có thể tự do sáng tạo theo ý muốn của mình

Thương hiệu riêng giúp chủ quán có thể tự do sáng tạo theo ý muốn của mình


 5. Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở  - yếu tố “Chi phí kinh doanh”
Chi phí kinh doanh cửa hàng bao gồm các khoản chi phí ban đầu và chi phí vận hành sau này. Sở hữu một cửa hàng độc lập cho phép bạn tự “xê dịch” các khoản sao cho phù hợp với tài chính cá nhân.
Nhiều người quan tâm đến kinh doanh nhượng quyền do chi phí vận hành hợp lý. Tuy nhiên, việc tự mở quán riêng lại tiết kiệm chi phí ban đầu nhiều hơn.
Chi phí kinh doanh chắc chắn là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất trước khi quyết định kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán

Việc tự mở quán giúp chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí nhiều hơn

Việc tự mở quán giúp chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí nhiều hơn


  6. Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở cửa hàng – yếu tố “kinh nghiệm kinh doanh”
Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh F&B không phải là điều có thể học được ngày một ngày hai qua những trang sách, mà cần một quá trải nghiệm thực tế đủ lâu để chủ quán có thể chiêm nghiệm và học hỏi. Chính vì vậy, đây là yếu tố mà kinh doanh nhượng quyền sẽ có ưu thế nhất định.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tích lũy đủ những kinh nghiệm kinh doanh từ trước đó, bạn hoàn toàn có thể mạnh dạn tự mở quán của riêng mình.

Nếu đã có sẵn kinh nghiệm kinh doanh ngành F&B, bạn hoàn toàn có thể chủ động tự mở cửa hàng

Nếu đã có sẵn kinh nghiệm kinh doanh ngành F&B, bạn hoàn toàn có thể chủ động tự mở cửa hàng


Vậy, kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán – đâu là lựa chọn sáng suốt lúc này? Không một chuyên gia nào có thể khẳng định đâu là hình thức kinh doanh thành công hơn. Biểu đồ dưới đây sẽ đo lường cho bạn mức độ rủi ro của mỗi hình thức kinh doanh:

Mức độ rủi ro của kinh doanh nhượng quyền và tự mở quán
Mức độ rủi ro của kinh doanh nhượng quyền và tự mở quán

Chúng ta thấy được mỗi hình thức kinh doanh đều tiềm ẩn những rủi ro và cơ hội khác nhau.

  Tóm lại khi quyết định, bạn cần cân nhắc yếu tố cá nhân “bạn thuộc típ người nào?". Tiếp sau đó là 4 yếu tố quan trọng: trách nhiệm ban đầu, quyền sáng tạo, chi phí kinh doanh và kinh nghiệm với ngành hàng. Tùy vào năng lực, mong muốn và mục tiêu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán phù hợp. 

  Voido.coffee chúc bạn thành công!

 

*Nguồn tham khảo:

- https://ipos.vn/

- https://www.franchise.org/

- https://www.investopedia.com/


 

Chia sẻ:
Bạn đang xem: Kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán, đâu là lựa chọn sáng suốt?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn đã xem