Giá cà phê tăng cao ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng?

Giá nguyên liệu cà phê liên tục tăng cao đã gây khó khăn và đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê vào tình huống rủi ro, thua lỗ. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng? Hãy cùng Voido tìm hiểu qua bài viết sau.

1.Điểm tin thị trường cà phê trong nước:

Thời điểm tháng 3 năm 2023 giá cà phê thô trong nước chỉ ở mức từ giá 47.000đ/kg sau đó liên tục tăng dần, đến tháng 10 (tức là đầu vụ 2023 – 2024) giá khoảng 58.000đ/kg. Nhưng đến nay (tháng 4 năm 2024) đã tăng đến giá 110.000đ/kg và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

 Giá cà phê tăng cao đạt đỉnh

Nguyên nhân giá cà phê tăng cao như chúng ta đã biết, bao gồm những nguyên nhân chính như sau:

- Lượng tồn kho thấp.

- Hạn hán, mất mùa, chuyển đổi cây trồng.

- Chiến tranh, cấm vận.

- Nhu cầu tăng, đặc biệt tại TQ và các nước châu Á.

- Đầu tư tài chính.

Giá cà phê Robusta đang chiếm lĩnh thị trường cà phê.

2. Giá cà phê tăng cao ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng?

2.1. Ảnh hưởng trước tiên là túi tiền: Cùng một sản phẩm, nay người tiêu dùng phải trả số tiền nhiều hơn. Người sản xuất không có phương án nào khác ngoài chuyển giá sang cho người tiêu dùng tạo ra gánh nặng kinh tế.

- Sau đại dịch, thị trường bước qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm quy mô, làn sóng cắt giảm nhân sự lớn, thu nhập của người tiêu dùng trở nên bấp bênh và giảm đi nhanh chóng.

- Chi phí sản xuất, lạm phát, xăng dầu tăng cao,… dẫn đến mọi mặt hàng đều trở nên đắt đỏ. Người tiêu dùng đang phải vật lộn, thắt chặt chi tiêu và không ngừng thay đổi đổi hành vi tiêu dùng để đảm bảo những nhu cầu cơ bản và dự phòng.

Cà phê món thức uống tinh thần luôn được ưa chuộng.

- Ảnh hưởng các khó khăn cộng sức mua và khả năng mua hàng của người tiêu dùng cà phê giảm, những người kinh doanh fnb nói chung và cà phê nói riêng đang phải “vật lộn” để duy trì ổn định hoạt động kinh doanh.

- Theo số liệu của iPOS.vn, doanh thu ngành FnB Việt Nam chứng kiến sự suy giảm đáng đáng kể. Khảo sát các doanh nghiệp chỉ có 29,9% ghi nhận doanh thu tăng trưởng, 29,9% không tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, và có đến 40,1% ghi nhận doanh thu giảm, tập trung hầu hết ở các mô hình kinh doanh lớn (chiếm tới 63,6%).

2.2. Một vấn đề rất đáng được quan tâm nữa là "CHẤT LƯỢNG": Giá cà phê tăng cao không đồng nghĩa với chất lượng tăng lên, mà ngược lại còn gây rủi ro về chất lượng.

- Các doanh nghiệp sản xuất chế biến, các nhà buôn đặc biệt là các đơn vị nhỏ lẻ, NPP qua nhiều khâu trung gian sẽ rất khó khăn và chịu nhiều rủi ro trong việc đảm bảo nguồn hàng với chất lượng và giá cả ổn định. Khả năng cao họ sẽ sử dụng những nguyên liệu thay thế kém hơn hay không đảm bảo chất lượng nhằm đảm bảo lợi nhuận.

Lựa chọn và dùng những sản phẩm đạt chất lượng.

- Cà phê tẩm trộn có cơ hội phát triển. Nhìn lại lịch sử ngành hàng, có những thời kỳ do thắt chặt nguồn cung, do cấm vận,… người sản xuất làm giả cà phê bằng bắp, đậu nành và hóa chất độc hại. Điều đau lòng hơn là người tiêu dùng lại chấp nhận nó và trở nên lạ lẫm với cà phê thật. Cho đến những năm trở lại đây, thấy được tác hại của các sản phẩm không đảm bảo sức khỏe, thấy được nguy cơ bệnh tật tăng… nhiều doanh nghiệp tiên phong đã thay đổi tư duy sản xuất tạo ra những sản phẩm cà phê thật sự an toàn và chất lượng, người tiêu dùng bắt đầu hiểu được và chấp nhận những sản phẩm mới này. Nhưng những sản phẩm tẩm trộn như những viên kẹo ngọt vẫn có ma lực hấp dẫn người tiêu dùng, đặc biệt là những người kinh doanh vì lợi nhuận vì giá cả rất rất rẻ đặc biệt trong giai đoạn như hiện nay.

2.3. Đất gẫy chuỗi cung ứng: Giá cà phê tăng quá cao tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối cà phê bởi tiềm lực không đủ để chuẩn bị nguồn nguyên liệu trong khi đặc thù nguồn nguyên liệu này có tính thời vụ, các nhà cung cấp chậm hoặc không giao hàng đúng hợp đồng dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu để sản xuất làm đất hàng cung ứng ra thị trường.

3. Giải pháp là gì?

3.1. Cho người tiêu dùng:

Chúng ta phải trả giá cao hơn là điều chắc chắn để tiếp tục sử dụng những sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đấy, chúng ta phải hiểu rằng mình không thể thay đổi được thị trường nhưng có quyền chọn lựa đúng. Đó là, hãy chọn sản phẩm trực tiếp từ những nhà chế biến có uy tín thương hiệu để được sản phẩm chất lượng, an toàn sức khỏe với giá cả phù hợp.

Lựa chọn sản phẩm từ nguyên liệu đạt chuẩn, tốt cho sức khỏe.

3.2. Cho NPP, cửa hàng kinh doanh

Thay đổi hay thay thế các sản phẩm kém hơn không phải là cách làm đúng nữa trong thời đại người tiêu dùng thông minh như hiện nay. Hãy điều chỉnh mô hình hoạt động, tối ưu vận hành trong cửa hàng hay chuỗi cung ứng, vận dụng mô hình kinh doanh mới để tăng trưởng.

Đa dạng hóa sản phẩm, cân đối giữa giá cả và chất lượng, đồng thời thử nghiệm các hình thức bán hàng mới như giảm giá, chương trình tri ân khách hàng thân thiết và hoàn tiền.

Định hình các sản phẩm cao cấp ít nhạy cảm về giá, đặc biệt cho giới trẻ. Xây dựng những sản phẩm tốt theo hướng an toàn, hữu cơ bởi người tiêu dùng ngày nay rất quan tâm đến an toàn sức khỏe, ưu tiên các sản phẩm bản địa và có tính bền vững.

Về cơ bản, với kinh doanh fnb thì đây đang là thời điểm sàng lọc mạnh mẽ. Chỉ những doanh nghiệp, thương hiệu có nền móng vững chắc, có chiến lược kinh doanh, sản phẩm hợp lý, thích nghi tốt với các biến động thì sẽ tồn tại được.

Voido cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Tham khảo thêm bài viết: https://voido.coffee/gia-ca-phe-lam-dong-hien-nay-the-nao

Chia sẻ:
Bạn đang xem: Giá cà phê tăng cao ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn đã xem