Các làn sóng cà phê

Cà phê từ khi được con người phát hiện đã nhanh chóng phát triển trở thành thức uống quen thuộc và được tiêu thụ rộng rãi bất kể tôn giáo, giai cấp; Là một mặt hàng được buôn bán nhiều chỉ sau dầu mỏ. 

Trong suốt quá trình phát triển của mình, cà phê đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển được mọi người đồng tình gọi là làn sóng. Mỗi làn sóng phản ánh tư duy, cách sản xuất kinh doanh, hành vi tiêu dùng và tác động văn hóa đi cùng. Voido mời bạn cùng thảo luận về chủ đề này qua bài viết sau.


Quán Café de Procope được thành lập vào năm 1869 (có tài liệu cho rằng vào năm 1868) – Tại Paris


1.Làn sóng cà phê thứ nhất – kỷ nguyên tiên phong:

- Được đánh dấu với sự ra đời của bao bì chân không và cà phê hòa tan. Như chúng ta đã biết, cà phê đã được phát hiện rất sớm và đến những năm 1800 trở thành một mặt hàng được giao dịch lớn nhất trên thế giới. Nhưng không dễ tiếp cận, do bị đánh thuế cao và hạn chế trong bảo quản chất lượng, nên cà phê trở nên đắt đỏ và bị phụ thuộc vào các nhà sản xuất địa phương. 


Làn sóng cà phê hoà tan tiện lợi.

- Những cái tên như Maxwell, Folgers Hoa Kỳ đã sản xuất thành công các sản phẩm cà phê hòa tan với ưu điểm giá thành rẻ, hương vị nhất quán, dễ dàng vận chuyển, bảo quản được lâu và đặc biệt là dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi đã đưa quy mô ngành bùng nổ. Và ngày nay, người ta vẫn có nhu cầu rất cao với sản phẩm này do sự tiện lợi của sản phẩm.

- Tuy nhiên, đến lúc người ta nhận ra rằng, chính cái cách sản xuất đồng loạt đã biến cà phê thành thức uống công nghiệp, kém chất lượng, người tiêu dùng mong muốn những sản phẩm chất lượng với hương vị phong phú hơn là động lực để thúc đẩy làn sóng cà phê thứ hai trong thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

2.Làn sóng cà phê thứ hai – trải nghiệm hương vị và không gian cà phê:

- Giai đoạn này gắn liền với cái tên Starbuck khi họ thành công trong việc thúc đẩy các hương vị cà phê Espresso (cà phê được pha bằng máy) và khai thác thành công “chốn thứ ba” – không gian trải nghiệm cà phê. Biến cà phê thành thức uống thú vị, là một trải nghiệm xã hội với quán cà phê trở thành nơi tụ họp của cộng đồng.

Biểu tượng Starbucks 


- Các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà rang xay bị thúc đẩy thử nghiệm, tìm kiếm các hương vị mới mẻ độc đáo của các giống loại cà phê từ nhiều vùng trồng khác nhau trên thế giới từ đó ra đời khái niệm cà phê đặc sản. 

- Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của ngành cà phê thế giới khi những từ vựng cà phê ra đời như: Specialty coffee, Espresso, Capuchino, Latte,… Mang đến cho người tiêu dùng những ly cà phê chất lượng, đậm vị, được pha một cách nhanh chóng và cho chất lượng đồng đều.

3.Làn sóng cà phê thứ ba – phong trào cà phê đặc sản:

- Tinh thần của làn sóng hướng đến trải nghiệm chất lượng cà phê cao nhất và xem cà phê là một nghệ thuật thủ công chứ không phải là một hàng hóa đơn thuần. Làn sóng này bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20.


Dụng cụ pha chế cà phê thủ công. 

                                                                                   

Vòng tròn hương vị cà phê (Coffee Taster Flavor Wheel)


- Tập trung khai thác những phẩm chất độc đáo của từng hạt cà phê dẫn đến nhiều kỹ thuật rang mới, đa số là rang nhạt màu so với phương pháp rang truyền thống đậm màu trước đây. Bên cạnh đấy là sự xuất hiện của nhiều phương pháp sơ chế mới.

Cà phê pha thủ công được phát triển.
 

- Các kỹ thuật pha chế thủ công như pha Pour – over, Siphon, Chemex,… được chú trọng và làm nổi bật vai trò của Barista. Người Barista như những nghệ nhân thật thụ, với những hiểu biết am tường về các loại cà phê với kỹ năng điêu luyện là người thổi hồn và kết nối cà phê với người tiêu dùng qua những câu chuyện cuốn hút của mình.

3.Làn sóng cà phê thứ tư – khoa học cà phê từ sản xuất đến pha chế:

- Trong những năm gần đây, chúng ta được nghe và bắt gặp về làn sóng này. Làn sóng thứ tư xây dựng dựa trên làn sóng thứ ba, đề ra các yếu tố khoa học nhằm khai thác chi tiết và tỉ mỉ các hương vị hoàn hảo của cà phê. Các đặc điểm xác định đó là:

- Khoa học cà phê

- Đo lường chính xác trong pha chế

- Hiểu biết sâu sắc về tính chất của cà phê

- Hóa học nước.

- Phát triển thiết bị pha chế

 

Phương pháp lên men sẽ đảm bảo tính đa dạng của hương vị

trong khi vẫn có thể cải thiện tính nhất quán và chất lượng cà phê.


- Trong làn sóng này, người tham gia có nhiều cơ hội để tìm hiểu học thuật, các nghiên cứu khoa học cà phê. Giáo dục về cà phê trở thành trọng tâm. Cùng đó là sự tiến bộ của thiết bị và kỹ thuật pha chế.

5.Làn sóng cà phê thứ năm:

- Làn sóng cà phê thứ năm là đại diện cao nhất hiện nay của ngành nghề cà phê toàn cầu. Đây là một hệ tư tưởng định hướng xu hướng sản xuất kinh doanh cà phê lấy khách hàng làm trung tâm với chất lượng cao nhất quán và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

- Kết hợp những giá trị từ những sóng trước hướng đến chất lượng cao nhất trong tầm nhìn, mong muốn nắm bắt để phục vụ mong muốn và nhu cầu của lớp đối tượng khách hàng Millennial và Gen Z hiểu biết ngày nay.

- Tinh thần nhấn mạnh vào môi trường bền vững, công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội. Tăng cường tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và hợp tác trong chuỗi cung ứng.

Chất lượng cà phê được chú trọng.


- Các doanh nghiệp làn sóng thứ năm là những người kinh doanh tài giỏi, có kiến thức, kinh nghiệm, tài chính, tham vọng tạo ra và liên tục cung cấp những trải nghiệm đỉnh cao ở tất cả các điểm chạm cho đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

- Chất lượng và quy mô có thể tương đối, giá cũng không nhất thiết phải là quá đắt, làn sóng thứ năm hướng đến con người, chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giá trị trải nghiệm chuyên biệt.

Không gian và dịch vụ cũng được quan tâm rất nhiều.
 

- Làn sóng thứ năm không chỉ giới hạn trong lĩnh vực cà phê. Nhiều ngành công nghiệp cũng có thể xác định sâu sắc các nhu cầu ngày nay để nâng cao chất lượng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng để duy trì lợi thế cạnh tranh.

- Đặc điểm của làn sóng cà phê thứ năm:

- Chất lượng và tính nhất quán: các doanh nghiệp làn sóng thứ năm ưu tiên chất lượng nhất quán. Họ tỉ mỉ thiết kế và tinh chỉnh mọi quy trình

- Phương pháp tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm: Voido mời bạn cùng thảo luận về chủ đề này qua bài viết sau. Các doanh nghiệp này tạo ra và cung cấp những trải nghiệm hấp dẫn và khát khao cho đối tượng khách hàng của mình.

- Tư duy và đổi mới: Các doanh nghiệp có tham vọng, tiềm lực và luôn bị thôi thúc tạo ra những trải nghiệm khách hàng cao nhất.

- Không nhất thiết phải đắt: Thay vì vậy, tập trung cho mọi tương tác của khách hàng.

Trên đây là những tổng hợp được Voido trình bày theo quan điểm phù hợp với chủ quán, doanh chủ và những người tham gia vào chuỗi cà phê. Hy vọng những chia sẻ này giúp người đọc có góc nhìn mới khái quát về các làn sóng cà phê trong tiến trình phát triển của ngành cà phê toàn cầu. Quan trọng hơn, biết được thói quen và sự phát triển mong muốn hay nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi và sự phát triển của cà phê luôn hướng vào chất lượng và nhiều sắc thái hơn.

 

 

Chia sẻ:
Bạn đang xem: Các làn sóng cà phê
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn đã xem