Vì sao cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên

Cà phê được trồng nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum với tổng diện tích trồng cà phê khoảng 639.000 ha (chiếm 90% so với cả nước), năng xuất đạt 28.5 tấn/ha (cao gấp 20 – 25% so với 15 tỉnh còn lại), sản lượng đạt 1.66 triệu tấn chiếm 95% so với cả nước.

1. Yếu tố lịch sử:

- Cà phê theo chân các nhà truyền giáo và có mặt tại Việt Nam từ những năm 1857. Đầu thế kỷ 19, nhà cầm quyền Pháp đã mang sang thử nghiệm trồng và phát triển các loại cà phê khắp các đồn điền cả nước. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng không cao. Năm 1930 mới có 5.900ha cà phê, trong đó có 47ha cà phê Arabica, 900ha cà phê Excelsa và 300ha cà phê Robusta.

- Từ những năm 1960 – 1970 rất nhiều nông trường quốc danh ở miền Bắc trồng tất cả 3 loại cây cà phê Arabica, Robusta và Excelsa nhưng không thành công và kết luận rằng, miền Bắc không trồng được cà phê.

Cà phê được trồng nhiều tại Việt Nam.

- Đến năm 1975 cả nước mới chỉ có khoảng 13.000ha với sản lượng 6.000 tấn.

- Từ năm 1986, chính phủ Việt Nam đã tập trung đầu từ nguồn lực vào phát triển cây cà phê thành một ngành nông nghiệp quan trọng. Từ đó cây cà phê đã phát triển mạnh mẻ.

2. Yếu tố tự nhiên:

- Khí hậu: Tây Nguyên nằm trong vĩ tuyến từ 15 – 11 độ bắc, độ cao từ 500m so với mực nước biển trở lên nên có những đặc điểm:

Khí hậu cận xích đạo với đặc trưng hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô thuận lợi cho chu kỳ trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch cà phê.

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 15 – 25 0C rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê nhất là cây cà phê Robusta. Thủ phủ trồng loại cây này có thể kể đến như Đaklak, Đak Nông.

Khí hậu thích hợp để cây cà phê phát triển tốt.

Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.500 – 2.000 mm mỗi năm là nguồn cung cấp nước cũng như duy trì mực nước sông suối và nước ngầm quan trọng giúp cây phát triển.

Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (ngày nóng đêm lạnh) cũng là điều kiện đặc biệt giúp trái cà phê ở đây ngon hơn.

- Độ cao: Điểm đặc biệt và quan trọng nhất đối với cây cà phê đó là độ cao. Chẳng hạn như cây cà phê Arabica chỉ trồng được ở độ cao 1000 – 1500m so với mực nước biển. Lâm Đồng là địa phương hiếm hoi đáp ứng được điều kiện tự nhiên này.

- Về đất đai: Một trong những điểm thuận lợi nhất mà chỉ vùng Tây Nguyên có là đất đỏ Bazan. Hơn 80% diện tích là đất đỏ Bazan hay đất phun trào núi lửa với đặc tính màu mỡ, tơi xốp rất thích hợp cho cây cà phê phát triển. Chính vì đặc tính dinh dưỡng tự nhiên như vậy nên chi phí sản xuất thấp.

Đất bazan, bao quanh bởi rừng nguyên sinh.

3. Xét về điều kiện kinh tế - xã hội:

Bên cạnh những thuận lợi về tự nhiên, Tây Nguyên còn hội tụ nhiều điều kiện kinh tế xã hội quan trọng, có thể kể đến như sau:

- Về nguồn nhân lực: Vùng đất này lớn và trù phú đã thu hút lượng lớn lao động từ nhiều vùng trong cả nước tạo nên động lực phát triển lớn.

Người dân có nhiều kinh nghiệm với việc trồng cà phê.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là nơi đi đầu trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản

Được chính quyên địa phương cũng như chủ trương đầu tư đúng đắn của chính phủ đã thu hút và tập trung nguồn lực lớn của nhiều thành phần kinh tế tham gia.

- Thị trường tiêu thụ: Cà phê là mặt hàng có sức tiêu thụ lớn trên thế giới khoảng 168 triệu bao/năm (bao 60kg). Tăng trưởng hàng năm 2.5% trong những năm gần đây (theo USDA) trong khi nguồn cung thiếu.

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, Tây Nguyên hội đủ mọi điều kiện để phát triển cây công nghiệp trong đó cây chủ đạo là cà phê. Với những động lực mới như: nhu cầu và giá càng ngày càng tăng…chắc chắn sẽ là động lực thúc đẩy ngành cà phê tại Tây Nguyên phát triển hơn nữa không những về số lượng mà còn dẫn đầu cả nước về chất lượng.

 

Chia sẻ:
Bạn đang xem: Vì sao cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm bạn đã xem